Kích thước tiêu chuẩn cầu nâng 1 trụ rửa oto

Cầu nâng 1 trụ rửa oto là thiết bị được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ rửa xe. Sử dụng cầu nâng 1 trụ nhằm đáp ứng nhu cầu xịt rửa, tăng tính thẩm mỹ cho tiệm rửa xe và thu hút khách hàng. Việc lựa chọn sản phẩm cầu nâng có chất lượng tốt, hoạt động bền bỉ theo thời gian là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.

Trước khi mua cầu nâng, nhiều người thường đặt ra những câu hỏi như: Diện tích dành cho cầu nâng là bao nhiêu? Khi cầu xoay diện tích bao nhiêu là vừa? Và diện tích của ty nâng và hố móng của cầu nâng là bao nhiêu?… và còn rất nhiều những thắc mắc và băn khoăn khác về thiết bị nâng hạ ô tô 1 trụ. Để giải quyết được những vấn đề này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách thông tin chi tiết nhất về kích thước cầu nâng ô tô 1 trụ.

Kích thước cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô chuẩn

Để khách hàng có những cái nhìn toàn diện và am hiểu hơn về loại thiết bị quan trọng hàng đầu đối với trạm rửa xe này, dưới đây là thông số kích thước chuẩn của cầu nâng 1 trụ chuyên rửa xe ô tô :

– Chiều dài của bàn nâng : 4.6m ( tuy nhiên có loại cầu thêm 0.2m đường dẫn ở đoạn đầu và cuối nên tính ra chiều dài tổng là 5m ).

– Nếu chúng ta muốn quay đầu xe thì phải cách chướng ngai vật ( chủ yếu là tường ) gần nhất là 3m. Tính ra diện tích sử dụng cho cầu nâng có thể xoay là 6m². Đối với mặt bằng rộng thì chúng ta không cần quan tâm điều nay nhưng với diện tích hẹp thì nên quan tâm chính xác để có thể tiện hơn trong việc kinh doanh.

– Về diện tích miệng móng : Miệng móng phải có diện tích tối thiểu là 1m². Nói là tối thiểu nhưng chúng ta có thể đào to ra thêm 1 tí nhưng không được quá to vì nó sẽ rất là khó khăn khi lắp đặt.

– Về diện tích chiều sâu của móng : chiều dài của ty Việt Nam là 2.1m còn của Ấn Độ là 2.2m. Do đó khi đào móng thì phải sâu 2.5m vì chúng ta phải đổ 1 lớp bê tông gia công ở bên dưới từ khoảng 0.2-0.3m ( nếu thêm 1 lớp lưới thép bên dưới nữa thì quá tuyệt vời cho móng ).

– Thêm 1 điều cần lưu ý khi thi công tiệm : chiều cao của mái phải có chiều cao từ 4m trở lên mới đảm bảo khi nâng cầu lên không chạm mái. Vì chiều cao của ty nâng là 1.5m + chiều cao của xe ô tô từ 2.3 – 2.5m. Nếu chúng ta tuân thủ và đạt được chỉ tiêu như thế thì có thể rửa được hầu hết các loại xe với sức nâng mà cầu cho phép.

>>> Xem thêm: Trụ nâng rửa xe honda, dung dịch rửa xe oto cho các tiệm rửa và chăm sóc xe.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp quý khách nắm được kích thước chuẩn của thiết bị cầu nâng ô tô 1 trụ để thuận tiện hơn cho khâu lắp đặt.

Nguồn từ: https://hoangtrungtahico.wordpress.com/2020/03/18/kich-thuoc-cau-nang-1-tru-thuy-luc/

Thợ làm nghề chia sẻ cách lắp đặt ben nâng rửa xe máy

Trước tiên, việc lắp đặt ben nâng rửa xe máy được công ty TAHICO tính trọn gói khi mua cầu nâng rửa xe máy, do đó, bạn không cần quan tâm về điều này.

Tuy nhiên nếu muốn tự làm, bạn có thể tham khảo qua cách lắp đặt ben nâng rửa xe máy dưới đây.

Các bước lắp đặt cầu nâng 1 trụ ben chuyên rửa xe máy

Bước 1: Đào hố móng lắp ben nâng rửa xe máy

Công việc đầu tiên, bạn cần xác định vị trí đặt ben. Nên chọn những vị rộng, thoáng đãng để dễ dàng thực hiện thao tác lúc rửa xe và không ảnh hưởng đến việc ra vào. Khuyến khích nên đặt ben ở các vị trí cách tường khoảng 1,5m để dễ dàng điều khiển ben nâng rửa xe máy.

Hố móng để lắp đặt ben có kích thước 20 x 20 x 50 cm (dài – rộng – sâu). Theo cách lắp đặt ben nâng rửa xe máy, cần đổ thêm một lớp bê tông dày từ 10 – 12 cm. Lớp bê tông này có tác dụng chịu tải cho ben.

Đào một rãnh nhỏ làm đường dẫn nhớt từ vị trí đặt ống điều khiển đến trụ ben nâng rửa.

Sử dụng thước thủy lực để dựng cho ben thẳng đứng để cân bằng trọng lực khi nâng. Nếu ben không thẳng, xe sẽ bị đổ sang hai bên trong quá trình thực hiện nâng rửa.

Bước 2: Lắp ráp các bộ phận ben nâng rửa xe máy

Nối một đầu ống dẫn nhớt với ống điều khiển. Ống còn lại nối vào ben xe máy để dẫn nhớt và khí nén. Đi kèm với mỗi ben nâng rửa xe máy đều có một đoạn dây đồng dài khoảng 1.5 m. Nếu muốn kéo dài hơn thì có thể mua thêm dây. Tuy nhiên, tốt nhất không nên để dây quá dài làm giảm áp lực khí gây ra phản ứng chậm trong quá trình nâng hạ.

Dùng 2 – 3 con ốc gắn bàn nâng của ty ben vào mặt trụ ben phía dưới. Tùy theo thiết kế của từng loại ben mà có số con ốc tương ứng. Bước này cần lưu ý chỉnh mặt bàn sát với mặt nền để dễ làm việc hơn trong quá trình sử dụng.

Bước 3: Hoàn thiện cầu nâng xe máy và sử dụng

Bước cuối cùng trong hướng dẫn cách lắp đặt ben nâng rửa xe máy. Sau khi đã lắp ráp tất cả các bộ phận, chúng ta tiến hành đổ nhớt vào. Có 2 van: một bên khí vào và một bên khí ra. Có thể đổ nhớt vào van nào cũng được. Đổ đến khi thấy nhớt đầy thì thôi.

Xem thêm các sản phẩm: máy nén rửa xe máy, dung dịch rửa xe máy chuyên dùng cho trạm rửa xe honda.

Ben nâng rửa xe máy là thiết bị quan trọng trong các cửa hàng rửa và sửa chữa xe máy chuyên nghiệp. Trong quá trình sử dụng, khi nâng lên thì mở van cấp, đóng van xả. Khi hạ xuống thì đóng van cấp, mở van xả. Khi xe đã được nâng lên ở một mức nhất định và vừa đủ thì cần đóng van cấp lại ngay.

Nếu cần mua ben nâng rửa xe máy, vui lòng gọi đến số 0987 694 999 để được tư vấn và báo giá. Chúc các bạn vui.

Nguồn: https://seohoangtrung.wixsite.com/mysite/post/cach-lap-dat-ben-nang-rua-xe-may

Share “bí kíp” mở trung tâm chăm sóc xe hơi cho người mới vào nghề

Kinh nghiệm mở trung tâm chăm sóc ô tô là điều cần thiết giúp kinh doanh thành công, trong khi đó điều này không phải ai cũng chia sẻ bởi đây luôn là “cần câu cơm của mỗi người.

Con đường để mở trạm chăm sóc xe hơi ô tô cần những gì và bắt đầu từ đâu?

Sau đây, TAHICO xin giới thiệu đến các bạn 10 bước cơ bản nhất cần thực hiện để đầu tư một trung tâm chăm sóc xe/ detailing chuyên nghiệp.

Tìm hiểu & chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Như ở bài viết giới thiệu Các mô hình kinh doanh chăm sóc xe thường gặp tại Việt Nam, các bạn cần tìm hiểu kỹ càng từng mô hình và chọn ra mô hình phù hợp nhất với mình.

Việc tìm hiểu phải là một quá trình làm việc chuyên nghiệp, sẵn sàng hy sinh thời gian & tiền bạc để hiểu sâu, có những trải nghiệm thực tế với mô hình đó. Nếu bạn chưa hề có kinh nghiệm về chăm sóc xe, bạn cần đăng ký tham gia ngay một khóa đào tạo kỹ thuật viên chăm sóc xe/ detailing chuyên nghiệp.

Bên cạnh việc học kỹ thuật, bạn cần phải được tư vấn thêm về cách quản lý nhà xưởng, quản lý nhân viên, cách định giá dịch vụ, phân tích mức vật tư tiêu hao, mua máy rửa xe… Chỉ khi nắm được các vấn đề này, bạn mới có được các khái niệm cơ bản để vận hành một trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp.

Chuẩn bị nguồn tài chính

Tài chính là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Bạn cần xác định trong túi mình có bao nhiêu tiền, mô hình mình kinh doanh sẽ cần bao nhiêu, và cần vay mượn thêm bao nhiêu? Việc cân đối tài chính hợp lý sẽ giúp bạn cân bằng được dòng tiền, duy trì trung tâm của mình trong 6 tháng đầu, thậm chí 1 năm.

Tuyển dụng & đào tạo nhân sự

Việc tuyển dụng nhân sự có 2 hình thức cơ bản: một là nhân sự có tay nghề, hai là nhân sự mới và đào tạo từ đầu. Đào tạo nhân sự mới là việc không phải ai cũng làm được, đòi hỏi chi phí đầu tư cao, thời gian dài. Tuy nhiên, khi đào tạo được các nhân sự này bạn sẽ có sự ổn định lâu dài hơn.

Chọn & thuê mặt bằng

Việc tìm kiếm một mặt bằng phù hợp làm chăm sóc xe sẽ cực kỳ mất thời gian. Thông thường bạn sẽ mất từ 1-2 tháng cho công việc này. Thế nên, bạn cần vừa triển khai các bước 1,2,3, vừa triển khai song song bước 4 để tiết kiệm thời gian. Một nguyên tắc cơ bản nhất trong việc thuê mặt bằng là bạn cần thời hạn thuê lâu dài, tốt nhất là từ 5-10 năm.

Thiết kế & xây dựng cơ sở hạ tầng

Nếu bạn không có kinh nghiệm về bố trí mặt bằng, tốt nhất bạn nên nhờ đến các chuyên gia, hoặc người có kinh nghiệm. Việc bố trí mặt bằng sai sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề về sau. Trong quá trình phát triển, TAHICO đã từng tư vấn & chỉnh sửa lại cho rất nhiều trung tâm lớn khắp cả nước.

Tìm kiếm nguồn cung cấp hàng hóa

Song song với việc xây dựng mặt bằng, bạn cần tìm kiếm các đối tác uy tín về cung cấp hóa chất, dụng cụ, máy móc… Các loại máy móc không thể thiếu bao gồm: cầu nâng oto, máy rửa xe, máy nén khí, máy hút bụi ô tô

Với các đối tác này, bạn cần ưu tiên về chính sách bảo hành, dịch vụ hậu mãi hơn là so sánh về giá. Các đối tác này sẽ gắn bó với bạn suốt quá trình hoạt động, nên việc hỗ trợ tốt có ý nghĩa gấp vạn lần so với việc bạn tiết kiệm được 2-3 triệu lúc ban đầu.

Thiết kế & lắp đặt bảng hiệu

Một bước quan trọng nữa trong quá trình xây dựng trung tâm chăm sóc xe là việc thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu & lắp đặt các bảng hiệu phù hợp. Nếu không có sự đầu tư chuyên nghiệp, trung tâm của bạn sẽ nhìn rất “lẩu thập cẩm”.

Chuẩn bị kế hoạch khuyến mãi & marketing

Sau khi cơ sở đã hoàn thành được khoảng 80% tiến độ, cũng là lúc bạn cần chuẩn bị cho các kế hoạch marketing. Việc khuyến mãi, giảm giá những ngày đầu khai trương là hình thức dễ bắt gặp nhất. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, để mọi người có thể biết đến bạn nhiều hơn, bạn cần triển khai một kế hoạch marketing bài bản & có chiều sâu.

Chạy thử

Nhiều trung tâm vội vàng setup, vội vàng khai trương mà không hề có bước chạy thử, dẫn đến nhiều hậu quả dở khóc dở cười đúng vào ngày khai trương. Máy rửa xe bị cháy, cầu nâng không hoạt động, nguồn điện bị quá tải, sụp nguồn ngay lúc cắt băng khánh thành…

Việc chạy thử từ 5-7 ngày chính là việc test lại toàn bộ hệ thống, phát hiện sự cố và có sự điều chỉnh kịp thời.

Khai trương và đi vào hoạt động chính thức

Đây là giai đoạn mà bất cứ ai cũng đều ao ước. Gia đình, bạn bè & mọi người đều ngưỡng mộ và chúc mừng. Thành quả sau nhiều tháng trời trăn trở và chuẩn bị đã đến lúc hoàn thành. Bạn đã chính thức làm chủ một trung tâm chăm sóc xe/ detailing chuyên nghiệp.

>>> Xem thêm: Máy rửa xe áp lực cao, bột rửa xe không chạm đang là lựa chọn hàng đầu hiện nay!

Và để thành công, bạn sẽ còn rất nhiều việc cần phải làm phía trước!

Nguồn: http://hoangtrungtahico.bravesites.com/entries/general/kinh-nghiem-mo-cua-hang-cham-soc-xe-hoi